Cách kết nối đàn Guitar điện với máy tính

Khi chơi Guitar điện mà bạn chưa có amp thì một chiếc máy tính sẽ là thiết bị hữu ích để bạn ghi âm và tăng cường hiệu ứng âm thanh qua phần mềm Guitar FX Box mà không cần thiết bị nào khác cả.

Hầu hết các máy tính đều được trang bị một card âm thanh nên âm thanh Guitar điện khi kết nối với máy tính sẽ không thay đổi nhiều so với ban đầu.

Đàn Electric guitar PACIFICA112J màu xanh

Hướng dẫn:

Về đầu vào:

Tốt nhất là 1 cọng dây 1 đầu 6li, 1 đầu 3li stereo, dây này không có bán sẵn, bạn ra chợ điện tử nhờ bấm giá thành cho dây + jack tương đối tốt khoảng hơn 100k/ 1 sợi 3 mét cùng 2 đầu jack tốt, dây thường + đầu jack thường khoảng 60k – 90k.

Nếu ngại mua dây, có thể mua đầu đổi cực 3 li, cái 6 li để trùm vào đầu jack đàn có sẵn, nhưng nếu làm theo cách này thì đầu vào không ổn định + jack nặng xài lâu có thể làm lỏng lẻo lỗ mic của máy tính.

Về đầu ra: có thể nghe = tai phone, or loa vi tính (lưu ý nếu xài loa vi tính thì vặn treble xuống 1 chút cho tiếng nó đỡ nát + đỡ hao loa). Lỗ mic trên loa chỉ nên dùng để cắm MFX .

Về phần mềm: Bạn có thể down cái Guitar Rig 5.1.1 + ASIO về cài rồi config – (ngoài ra còn có AmpliTube, hay TH2 …), nếu chưa có kiến thức nhiều về effect, bạn xài các tiếng có sẵn cũng khá hay rồi.

1. Kết nối đàn Guitar điện với máy tính

Bạn cắm jack đàn guitar vào lỗ LINE IN trên soundcard (Lưu ý: jack cắm từ đàn guitar lớn, đầu kia cắm vào soundcard thì nhỏ, do vậy bạn cần mua thêm một đầu chuyển đổi hoặc làm một dây nối đầu lớn và đầu nhỏ). Bạn cũng có thể kết nối thông qua lỗ cắm MIC.

2. Thiết lập thông số chính cho chương trình

Chọn mục I / O Device>Setup, bạn cần chọn lựa cho đúng soundcard của máy tính tại mục Input và Output. Các mục còn lại nên giữ nguyên theo mặc định của chương trình.

3. Tạo hiệu ứng âm thanh

Bạn có thể chọn mục Echo (tạo tiếng nhái), Pitch (hiệu chỉnh cao độ), AutoWah, EnWahi (tạo tiếng “oa”), Reverb (tạo tiếng dội), Chorus (tạo nhiều tiếng), Tremolo (tạo âm rung), Compress (nén âm)… bằng cách chọn vào từng mục. Tại mỗi mục sẽ có nút bật tắt (On/Off). Khi bật On sẽ có đèn báo sáng lên. Bạn cũng có thể nhắp đôi vào tên nút. Đối với mỗi nút, bạn có thể tự chỉnh thêm hiệu ứng bằng các kéo các thanh trượt sang trái hoặc phải.

4. Chỉnh âm thanh chuẩn cho dây đàn

Bấm Tuner, cửa sổ chỉnh âm thanh chuẩn cho đàn hiện ra. Bạn bấm chọn vào đây, mỗi dây có các mức tần số chuẩn riêng. Có một thanh ngang gồm 3 mục Lower, OK và Higher. Bạn bấm chọn nút lệnh Start Tuner và khảy dây đàn. Nếu có một vệt sáng màu vàng di chuyển đến mục OK là dây chuẩn, còn nếu hiển thị tại mục Lower thì dây thấp, hiển thị tại mục Higher là dây cao. Bạn căn cứ vào các thông số trên để chỉnh lại dây đàn. Nếu muốn tự thiết lập cao độ của dây đàn bạn có thể chọn Tuner Setup để tiến hành một số thay đổi. Trong mục Input Device, chọn lựa soundcard của máy tính. Chọn mục Custom Settings và lựa chọn kiểu nốt cho các dây đàn.

5. Thực hiện việc chơi nhạc

Sau khi thiết lập xong mọi thông số, bạn bấm Start và có thể bắt đầu thưởng thức những âm thanh do chương trình mang lại.

6. Lưu giữ thông số

Bạn có thể lưu giữ những thông số vừa thiết lập để sử dụng cho những lần sau: Nhập tên vào mục có dòng chữ Untitled và bấm vào biểu tượng hình đĩa mềm để lưu. Chương trình sẽ hiện ra một hộp thoại yêu cầu bạn cho biết muốn lưu giữ những hiệu ứng nào.

7. Thay đổi âm lượng

Tại mục I/O Volume bạn hiệu chỉnh thanh trượt lên xuống để thay đổi âm lượng của thiết bị đầu vào và âm thanh phát ra từ máy tính. Mục Level Meter cho biết thông số âm thanh phát ra tính bằng dB (đề-xi-ben).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay