Hình thành
Những người chơi guitar đầu tiên ở Việt Nam chính là các nghệ sĩ cải lương. Với óc sáng tạo của mình, họ đã tạo ra cây guitar cải lương. Đây là dòng guitar rất phổ biến trong nhạc tài tử Nam Bộ trước 1945 với những tên tuổi như Tư Chơi, Ba Kéo, Bây Cây, Chín Hòa, Phùng Há, Năm Phỉ, Văn Vĩ… Ghita phím lõm là guitar du nhập từ nước ngoài được khoét lõm phím đàn và lên dây theo âm giai ngũ cung (pentatonic) để đàn các bài bản cải lương.
Học viên đàn Guitar tại Artiste School Vào thập niên 1930, tân nhạc Việt Nam phát triển cùng với số lượng người chơi guitar theo lối mới tăng lên. Tuy nhiên, họ đều tự học là chính chứ không được đào tạo một cách bài bản. Phổ biến nhất là dạng ban nhạc gồm 4 nhạc cụ: guitar Hawaii, guitar 6 dây, Đại hồ cầm và guitar 4 dây Hawaii (ukulele), chơi hòa tấu trong các phòng trà hoặc quán bar. Các hình thức khác như song tấu hay độc tấu mãi tới thập niên 1940 về sau này mới phát triển với các tên tuổi nổi danh như Tạ Tấn, Phạm Ngữ Năm 1932, xuất hiện cây đàn guitar đầu tiên do người Việt Nam làm là cây đàn do cụ Xuân Lan, người làng Đào Xá (Hà Nội) chế tác. Thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều cửa hiệu làm đàn như Nhạc Sơn, Kim Thanh, Tạ Tấn. Phát triển: Giữa thập niên 1940, cây guitar đã giành được vị thế quan trọng trong giới mộ điệu của Việt Nam. Với tính chất dễ chơi, dễ học, gọn nhẹ, guitar đã trở thành bạn đường thân thiết của các nhạc sĩ kháng chiến, giới học sinh sinh viên và nhiều người yêu nhạc. Nhiều tác giả đồng thời là người đệm guitar rất giỏi đã xuất hiện như Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Phạm Duy, Văn Ký, Hoàng Vân, Trọng Bằng, Văn Chung, Tô Vũ, Nguyễn Văn Tý… Trước 1975, vì yếu tố chiến tranh, đất nước bị chia cắt, mà nghệ thuật guitar cũng vì thế trở nên thăng trầm. Dần dần có sự phân hoá rõ rệt tại hai vùng Nam – Bắc của đất nước. Tại mỗi nơi, guitar có những đặc thù nhất định. Học viên đàn Guitar tại Artiste School Sau 1975, đất nước thống nhất, nghệ sĩ guitar ở hai miền có dịp gặp nhau, trao đổi kinh nghiệm, bài bản và kỹ thuật. Từ đó tạo cơ sở cho nền nghệ thuật guitar non trẻ của Việt Nam có dịp phát triển lên một trình độ mới. Kể từ sau năm 1990, giới guitar cổ điển chỉ còn gói gọn trong các nhạc viện. Tuy nhiên guitar vẫn luôn có chỗ trong lòng công chúng yêu nhạc. Rất nhiều cuộc thi có quy mô đã được tổ chức. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng Internet, sự giao lưu của những người yêu guitar đã không bị giới hạn trong một vùng cụ thể mà có thể thường xuyên tìm hiểu trao đổi học hỏi với bên ngoài.