Gia đình ba thế hệ làm đàn guitar tại Sài Gòn

http://tempuri.org/tempuri.htmlPhố Nguyễn Thiện Thuật (quận 3, TP HCM) là địa điểm bán đàn guitar sầm uất nhất thành phố. Phần lớn đàn bán tại đây đều có nguồn gốc từ cơ sở Ba Đờn, xưởng sản xuất nổi tiếng ở TP HCM từ trước năm 1975. “Trong 38 cửa hàng bán đàn trên phố Nguyễn Thiện Thuật, có đến 35 cơ sở lấy hàng từ xưởng nhà tôi”, anh Nguyên, con trai thứ tư của nghệ nhân Ba Đờn, khẳng định.

Ông Ba Đờn tên thật là Nguyễn Văn Trân, sinh năm 1953 tại Bến Tre. Ông lên Sài Gòn lập nghiệp từ những năm 1960 của thế kỷ trước. Năm 13 tuổi, ông theo học nghề làm đàn của một nghệ nhân người Bắc, năm 16 tuổi thành nghề. Sau hơn 10 năm làm thuê cho các cơ sở sản xuất đàn, năm 1975, ông Ba Đờn tách ra làm riêng.

Ngoài các thành viên trong gia đình, xưởng đàn Ba Đờn còn tạo việc làm cho nhiều người. “Hàng xóm qua nhà tôi nhận sản phẩm về gia công, khi nào hoàn thành thì giao lại. Cả xóm làm đàn tạo nên không khí nhộn nhịp một vùng”, anh Trạng, con trai thứ hai của nghệ nhân Ba Đờn, cho biết.

Bên trong xưởng làm đàn Ba Đờn.

Hiện nay, xưởng đàn Ba Đờn là một trong hai cơ sở cuối cùng của làng nghề làm đàn thủ công truyền thống đã tồn tại hơn nửa thế kỷ trên con phố Đoàn Văn Bơ, quận 4, TP HCM. Tuy nhiên, khi mật độ dân cư ngày càng tăng, diện tích nhà xưởng bị thu hẹp, tiếng ồn làm ảnh hưởng đến hàng xóm, gia đình phải chuyển cơ sở sản xuất xuống huyện Bình Chánh và lấy tên mới là Trạng Kiều.

Với gần 100 thợ thủ công chủ yếu đến từ Vũng Tàu, mỗi tháng, xưởng xuất đi gần 7.000 chiếc đàn guitar. “Chúng tôi xuất chủ yếu là hàng thô (chưa sơn, chưa lên dây đàn) cho các cơ sở gia công khác hoặc cho các cửa hàng làm đàn. Thị trường lớn nhất vẫn là TP HCM và Hà Nội”, anh Nguyên cho biết. Theo anh, giá thành mỗi chiếc đàn dao động từ 500.000 đồng đến vài chục triệu đồng. 

Pro1015End
Pro956End

Trong khi các xưởng khác không tìm được đầu ra cũng như không có người nối nghiệp thì cơ sở Ba Đờn vẫn trụ vững và truyền nghề đến ba đời. Bí quyết để gia đình duy trì nghề truyền thống không chỉ là tình yêu mà còn ở sự cần mẫn, tỉ mỉ, nghiêm khắc của người đi trước với người đi sau.

Anh Nguyên kể, những năm 1980, thời điểm kinh tế cả nước gặp khó khăn, gia đình anh định bỏ nghề vì đàn làm ra không có người mua. Nhưng bằng tình yêu, ông Ba Đờn quyết định bám trụ với nghề bằng cách tăng cường chất lượng âm thanh cũng như vẻ đẹp bên ngoài của cây đàn, dù lúc đó, vợ chồng ông nuôi bảy người con. “Nhìn các cơ sở sản xuất khác tự đóng cửa, bỏ ngoài tai lời khuyên ngăn của mọi người, bố kiên quyết không bỏ nghề. Ông nói, học để ra nghề không dễ, hơn nữa lại là công việc chăm sóc đời sống tinh thần, ông nhất định phải trụ được và truyền nghề cho con cháu. Tâm niệm đó sau này ảnh hưởng đến cả bảy anh em chúng tôi”, anh Nguyên cho biết.

Chiếc đàn thành phẩm còn trải qua nhiều khâu gọt, giũa cho bóng, đẹp, phẳng trước khi xuất xưởng. 

Ngay khi các con còn nhỏ, ông Bà Đờn đã cho lần lượt từng người thâm nhập xưởng để làm thợ học việc. Việc đóng đàn khá phức tạp, đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật, từ các khâu lấy cỡ, đo ni, đóng phím đến thiết kế lỗ thoát âm. Phải trải qua hơn 40 bước và nhiều công đoạn tỉ mỉ mới hoàn thiện một cây đàn. Trong quá trình làm, người thợ phải tập trung cao độ, vì chỉ cần một bộ phận nào đó hơi vênh là âm thanh bị hỏng. “Đôi khi người thợ cần kiên nhẫn sửa đi sửa lại một chi tiết rất nhỏ… Nếu vì tự ái vì bị bố trách mắng mà bỏ nghề, chắc tôi không có được như ngày hôm nay”, anh Nguyên nói.


Trong bảy người con của nghệ nhân Ba Đờn, anh Nguyên là thợ cả lành nghề, đồng thời là người quảng giao hơn cả. Sau khi bố lui về nghỉ ngơi, anh chịu trách nhiệm khâu hoàn thiện và tiêu thụ sản phẩm tại cửa hàng. Sáu anh chị em còn lại, thêm cả dâu, rể đều làm việc tại xưởng sản xuất.

Thành viên nhỏ tuổi nhất trong đại gia đình là Nguyễn Văn Tuấn, con trai anh Trạng, năm nay 20 tuổi nhưng đã thành thợ lành nghề, phụ trách công đoạn kiểm tra chất lượng cuối cùng của sản phẩm trước khi xuất xưởng. “Tôi được sinh ra và lớn lên trong xưởng. Nhỏ xíu đã quen với không khí làm việc ở đây nên rất gắn bó. Tôi được ông và bố truyền nghề từ khi còn nhỏ xíu, bắt đầu từ thao tác đơn giản đến phức tạp nhất”, anh Tuấn chia sẻ.

Anh Nguyên (người cầm đàn) đang tư vấn cho khách.

Khác với những xưởng làm đàn khác, mỗi người thợ phụ trách một sản phẩm, ở xưởng Ba Đờn, mỗi nhóm thợ phụ trách từng công đoạn: uốn khung, làm khung, vào mặt trước, mặt sau, dán cần, dán ngựa, dán chỉ trong, ráp trục, đóng phím, chỉnh âm… Là nghề gia truyền nhưng những người đứng đầu xưởng không có ý định giấu nghề. “Phần lớn thợ trong xưởng là người Vũng Tàu, họ làm được một thời gian rồi về quê kéo người thân, bạn bè vào. Nghề này do tự đào tạo mà có, người đi trước dạy người đi sau nên hiện tại, những thợ cả như chúng tôi đều có khả năng mở xưởng riêng”, thợ cả Phạm Tuấn Anh cho biết.

“Đàn ở đây có tiếng về chất lượng nhiều năm nay, chủ cửa hàng lại là người trực tiếp làm ra chúng nên có rất nhiều tư vấn bổ ích cho khách”, một sinh viên Nhạc viện TP HCM chia sẻ.
GuitarBaDon cung cấp nhiều loại Guitar đa dạng: ClassicAcousticĐàn vọng cổGuitar DamGuitar đặc biệt
GroupDM_618<br/>
Pro954End
Pro973End
Pro965End
Pro989End
Pro1000End

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay