Guitar cho người mới bắt đầu (phần 4)

Phần 4: Nhịp

A. Nhịp là gì?

Ở Phần 3:
Nốt nhạc, chúng ta đã biết được cách biểu diễn các nốt nhạc trên khuôn nhạc, về cao độ cũng như trường độ các nốt. Tuy nhiên, chỉ với những thông tin đó, chưa đủ để chúng ta chơi 1 bản nhạc hoàn thiện, ví dụ 2 vấn đề sau:

Pro950End

-Làm sao người chơi có thể giữ được trường độ của tất cả các nốt một cách chính xác, khi mà lúc thì ta chơi nốt đen, lúc lại nốt đơn, nốt kép.

Pro944End

-Làm sao diễn tả được một bài hát với những lúc chơi mạnh, nhẹ. Làm sao phân biệt điệu Valse với Tango, Slow với Blue… Giả sử chúng ta chỉ chơi đểu đều nốt nào đúng trường độ nốt ấy thì bài hát không có “hồn”.

Từ đây khái niệm “nhịp” được giới thiệu. Nhịp là sự phân chia bài hát thành các phách (thì), và tạo điều kiện để diễn tả phách mạnh, phách nhẹ. Một người chơiguitar tốt phải nắm vững việc giữ nhịp, vì thứ nhất, nó giúp chúng ta chơi đúng trường độ các nốt cho toàn bài, thứ hai, nó giúp diễn tả bài hát sinh động và có hồn hơn.

Pro943End

B. Ký hiệu nhịp

Trong bản nhạc, ngoài năm dòng kẻ ngang, còn còn các dòng kẻ dọc, phân chia bản nhạc thành các ô nhịp.

Ở đầu bản nhạc, sau khóa SOL, thường có một số dạng thập phân, ví dụ 2/4, ¾, 4/4, 3/8, 6/8, các số này thể hiện nhịp của bài hát, trong đó:

1. Mẫu số thể hiện trường độ của một phách. Trường độ 1 phách = (trường độ nốt TRÒN)/mẫu số. Như đã trình bày ở Phần 3:

Một nốt TRÒN = 2 nốt TRẮNG = 4 nốt ĐEN = 8 nốt MÓC ĐƠN

Pro939End

tức là, nếu mẫu số là 4 (như trường hợp nhịp 2/4, ¾, 4/4) mỗi phách có trường độ bằng nốt ĐEN. Nếu mẫu số là 8 (như trường hợp nhịp 3/8, 6/8) mỗi phách có trường độ bằng một nốt móc đơn.

2. Tử số thể hiện số phách có trong một ô nhịp.

Nhận xét như sau: tử số càng lớn thì số lần đập nhịp trong một ô nhịp càng nhiều, mẫu số càng lớn thì khoảng cách giữa 2 lần đập nhịp càng ngắn (đập nhanh hơn).

Cũng có khi trên bản nhạc không để số chỉ nhịp, mà có ký hiệu chữ C (khá thông dụng). Khi đó, bản nhạc đó được chơi ở cung Đô trưởng, nhịp 4/4.

C. Kết hợp đập nhịp khi chơi đàn

Khi chơi đàn thường người ta nhịp bằng chân trái. Nếu các bạn có tập qua bài thực hành ở Phần 2, chắc cũng mường tượng sơ sơ cách nhịp chân khi chơi nốt đen, nốt móc đơn, móc kép. Ví dụ ta chơi đàn độ dài một nốt đen là 1 giây:

Nhịp ¾, tức là một ô nhịp ta nhịp chân 3 lần, giữa 2 lần nhịp chân cách nhau một khoảng 1 giây.Nhịp 6/8, tức là một ô nhịp ta nhịp chân 6 lần, giữa 2 lần nhịp chân cách nhau 0.5 giây.

Tuy nhiên, đối với nhịp 6/8, thay vì nhịp 6 lần như trên, người ta thường nhịp 2 phách, mỗi phách giá trị một nốt đen chấm (một đen chấm = đen + ½ đen = 3 móc đơn).

Khi chơi đàn, vấn đề giữ nhịp khá khó, đòi hỏi phải có sự luyện tập từ đầu. Hơn nữa, khi nhìn vào bảng nhạc, để xác định nhịp chân thế nào cho đúng, người chơi phải nắm vững cách đọc bản nhạc. Vì khi chơi, ta phải chơi nhiều loại nốt (đen, trắng, móc đơn, móc đôi…) có trường độ khác nhau. Ví dụ với nhịp ¾, một ô nhịp có thể có 3 nốt đen, hoặc 6 nốt móc đơn. Nhịp 6/8, một ô nhịp có thể có 6 nốt móc đơn, 3 nốt đen, hoặc 2 nốt đen chấm.

Pro948End

Lưu ý: các DẤU LẶNG cũng được tính vào giá trị chung của ô nhịp.

D. Thực hành

Các bạn có thể bắt tay vào tập bài Carulli số 1:

GroupDM_591

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay