A. Giới thiệu
Qua các phần trước, các bạn đã có khái niệm về nốt nhạc, nhịp. Tuần này chúng ta sẽ bắt tay vào tập 1 bài tập ngón trong sách Carulli. Bài này được soạn để giúp học viên chơi các nốt trên cung La thứ (A-minor, hay Am). Trong cách Carulli, bài này được đánh số 18. Bản nhạc này gồm có 2 phần, phần đầu viết trên cung La thứ, phần sau viết trên cung Đô trưởng.
Nhân tiện cũng xin giới thiệu với các bạn khái niệm cung và trưởng/thứ. 1 bài hát thường người ta soạn trên một âm giai (hay còn gọi là cung). Âm giai trước hết quy định độ cao của bài hát. Ví dụ khi đi hát đám cưới, người đệm đàn có thể hỏi bạn: “hát trên cung nào?”. Âm giai được gọi tên bằng Tên Nốt + trưởng/thử. Ví dụ: âm giai Đô trường, âm giai La thứ.
Nói 1 cách đơn giản, thường 1 cặp trưởng và thứ đi kèm với nhau. Ví dụ: âm giai đô trưởng đi với âm giai la thứ. Để phân biệt trưởng và thứ, người ta thường dùng quy tắc cảm nhận sau: bài hát âm điệu vui tươi, trong sáng là âm giai trưởng. Bài hát buồn, da diết là âm giai thứ. Sau này khi bạn học chơi hợp âm sẽ cảm nhận rõ hơn điều này.
Pro987End
Bài Carulli số 18 cũng gồm 2 phần: phần đầu đô trưởng, phần sau la thứ. Hôm nay chúng ta tập phần đầu trước.
B. Phân tích bài nhạc
Sau đây là bản nhạc (hình lấy từ trang votahan.com, trích sách Carulli). Các bạn có thể download attachment ở dưới bài để in ra tập cho dễ. Phần đầu chúng ta chơi đến chỗ chữ FIN, cuối dòng nhạc thứ 5
– Tổng thể: bài này nên chơi chậm (Andante), rõ ràng từng nốt. Thật ra chơi chậm khó hơn chơi nhanh rất nhiều, và giúp tiếng đàn mau tiến bộ hơn.
– Nhịp: như đã đề cập ở Phần 4, nếu bài không ghi nhịp, và sau khoá Sol có chữ C, bài hát chơi theo nhịp 4/4, tức là:
+ Mỗi ô nhịp các bạn nhịp chân 4 lần. Khoảng cách giữa 2 lần nhịp chân là 1 nốt đen. + Ô nhịp đầu và ô nhịp cuối không cần phải có 4 nhịp, mỗi nhịp 1 nốt đen, NHƯNG tổng giá trị nhịp của ô đầu và ô cuối phải là 1 nốt đen. Rõ hơn: ô nhịp đầu tiên có 4 nốt đơn = 2 nốt đen. Ô nhịp cuối cùng (trước chữ FIN) 1 nốt đen và 1 dấu lặng đen, tổng cộng: 2 nốt đen. Suy ra, ô nhịp đầu + ô nhịp cuối = 4 nốt đen, như ta nói ở trên.
+ Bài này các bạn để ý sẽ thấy đa số là nốt đơn. Do đó, cứ 2 nốt ta nhịp chân 1 lần. Xét 4 nốt đầu tiên: bắt đầu bằng cách nhịp xuống ở nốt La, nhấc lên nốt Si, nhịp xuống nốt Đố, nhấc lên nốt Rế.
– Nốt thăng, giáng: bài này không có quy định nốt thăng giáng toàn bài, do đó phần lớn các bạn chơi theo hướng dẫn ở Phần 3: Nốt nhạc. Tuy nhiên, ở một số chỗ họ soạn có dấu thăng #, ví dụ nốt son đầu ô nhịp thứ 4. Trong trường hợp đó, bạn chơi CAO HƠN 1 khung trên cần đàn so với nốt Sol chuẩn, tức là: bình thường bạn đánh nốt Sol bằng cách đánh dây số 3, không bấm; để chơi Sol thăng, bạn đánh dây số 3, bấm phím 1. Lưu ý là dấu thăng SẼ ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO TOÀN THỂ NỐT SON TRONG CÙNG Ô NHỊP.
Nếu người ta để dấu bình trước nốt Sol, thì tức là ta chơi lại bình thường ở cao độ chuẩn, không thăng nữa :D.
– Thế tay trái: hoàn toàn là các nốt đã được luyện tập ở bài thực hành trong Phần 3 – Cách chơi tay phải: các nốt bass có đuôi quay xuống bạn sẽ chơi bằng ngón cái. Các nốt giai điệu liên tiếp nhau thường luân phiên trỏ và giữa. Khi 2 nốt giai điệu nằm thẳng hàng, ta chơi 2 nốt cùng lúc bằng 2 ngón trỏ và giữa.
Cách chạy ngón của người soạn khi chơi bài này: khởi đầu bằng GIỮA-TRỎ-GIỮA-TRỎ cho 4 nốt đầu tiên. Còn khi chạy nốt xuống (cuối ô nhịp số 3), chơi 4 nốt đấy bằng TRỎ-GIỮA-TRỎ-GIỮA.
C. Video minh họa
Người viết đang cân nhắc soạn 1 bản guitar pro để hỗ trợ, nếu các bạn gặp khó khăn với bài tập. Mong nhận được sự phản hồi đối với các bài viết trong lọat bài Guitar cho người mới bắt đầu: bài viết hay, dở, dễ hiểu, khó hiểu, có giúp ích cho bạn?
Biên soạn: Lê Trường Vĩnh Phú