Trong quá trình tập luyện chưa nắm chắc cây đàn cũng có thể bị rơi. Hay khi di chuyển việc xảy ra va chạm nhẹ cũng khó tránh khỏi việc cần đàn bị gãy, thậm chí cả cây đàn còn bị gãy đôi. Chính vì thế, nhiều người chơi đàn cũng muốn tìm hiểu cách sửa cần đàn như thế nào hiệu quả và nhanh nhất. Bởi vì nếu bạn chơi ở nhà mà đàn bị hỏng có thể mang ra cửa hàng để sửa. Nhưng khi đi du lịch, cắm trại, giao lưu hay biểu diễn thì lấy đâu ra thời gian để mang đàn đi sửa, chưa kể tới việc phải đứng chờ đợi và cảm thấy nôn nóng.
Việc tìm hiểu cách sửa cần đàn guitar là điều cần thiết. Đồng thời, cũng giúp cho bạn bổ sung chút kiến thức và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình chơi đàn guitar. Đàn guitar là đam mê, ước mơ và khát khao mà bạn đã cất công dành thời gian bỏ ra rất nhiều để có được. Sau đây, bạn có thể tham khảo theo các bước sửa cần đàn guitar và hãy nhớ nên cất giữ cho riêng mình nhé.
Bước 1: Kiểm tra tình trạng cần đàn bị gãy
Đây là bước khá quan trọng. Bạn phải biết được cần đàn bị gãy như thế nào mới có thể quyết định sửa được hay không. Thông thường có hai trường hợp xảy ra: cần đàn bị gãy, nứt một nửa và cần đàn bị gãy hoàn toàn.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ sửa đàn
Để sửa cần đàn bị gãy bạn không thể chỉ dùng keo dán thông thường để gắn chỗ gãy lại được. Như thế không đảm bảo được dây đàn có căng đúng chuẩn, âm thanh đánh lên từ đàn guitar không còn hay như trước. Chính vì thế bạn cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để sửa đàn như kẹp, keo, nước, khăn giấy hay dụng cụ giữ cân bằng cho đàn.
Một vài lưu ý khi chuẩn vị dụng cụ sửa cần đàn guitar:
– Chuẩn bị khoảng 5 cái kẹp với kích thước khác nhau tiện lợi trong quá trình bạn sửa
– Có thể trang bị thêm bàn chải nhỏ
– Không nên dùng keo đa năng bởi chất liệu làm đàn chủ yếu bằng gỗ. Do đó, bạn nên chọn keo trắng hoặc các loại keo mà những người thợ mộc hay dùng
Bước 3: Sửa cần đàn
Sửa cần đàn là quá trình khá quan trọng vì thế bạn nên nhớ cẩn thận và thực hiện theo đúng trình tự như sau:
– Xác định cần đàn bị hư hỏng nặng hay nhẹ
Trước hết bạn nhìn kỹ vị trí cần đàn bị gãy có quá rộng và quan sát các vị trí bên cạnh có bị ảnh hưởng. Nếu cần đàn chỉ bị nứt nhẹ thì có thể dử dụng keo để gắn luôn. Nhưng, khi cần đàn gãy nặng bạn nên kiểm tra đúng bị vị gãy tránh việc có những mảnh gỗ nhỏ bị mất.
– Cách làm:
+ Ghép hai đầu của cần đàn có khớp nhau hay không. Nếu như không khớp vết gãy sẽ lộ rõ điểm xấu trên đàn và việc dán cũng chỉ là cách tạm thời.
+ Dùng kẹp hai đầu bị gãy với nhau để giữ vị trí cố định không bị xô lệch
+ Sau đó, bôi keo dán lên phần bị gãy tản đều các vị trí xung quanh. Hoặc có thể dùng bàn chải nhỏ để tán keo đều đăn hơn. Trong trường hợp bạn quét quá nhiều keo có thể dùng phần thừa đó tán lại qua vết gãy trên cần đàn.
+ Ghép đầu còn lại của cần đàn vào cho khít, dùng kẹp kẹp lại giữ cho chắc và bảo dảm keo dính chặt hai đầu.
+ Dùng khăn và nước sạc chuẩn bị lau sạch vết keo vương ra ngoài. và giữ chặt cần đàn cố định vị trí trong 24 giờ để nối vết gãy.
Bước 4: Kiểm tra lại cần đàn guitar, dây và chơi thử
Sau khi sửa chữa vết gãy cần đàn bạn nên kiểm tra lại đàn. Nhớ rằng nên chơi thử lại một bản nhạc để cảm nhận âm thanh có bị khác nhiều so với khi cần chưa bị gãy.
Để đảm bảo sửa cần đàn tốt nhất bạn nên thực hiện theo đúng trình tự các bước rõ ràng và chỉ tự sửa nếu đó là loại gỗ tốt. Tuy nhiên, nếu như cần đàn mà bị hỏng quá nặng bạn cũng không thể sửa được thì cách tốt nhất là nên mang ra cửa hàng sửa đàn. Bởi ở đây có thợ tay nghề cao và chuyên nghiệp hơn tránh việc bạn càng sửa cần đàn càng bị hỏng nặng.