Chủ cơ sở sản xuất đàn guitar duy nhất của làng nghề làm đàn thủ công tồn tại hơn nửa thế kỷ còn sót lại ở TP. Hồ Chí Minh là của ông Nguyễn Văn Trân, tên thường gọi là “Ba Đờn” (sinh năm 1953, quê quán ở Giồng Trôm – Bến Tre).
Hiện nay cơ sở sản xuất đàn của ông Ba Đờn nằm trong con hẻm 84 ở đường Đoàn Văn Bơ, phường 14, quận 4, TP. HCM. Gia đình ông Sơn có 7 người con (2 gái và 5 trai) và hiện nay, bảy người con của ông Sơn đều theo nghề làm đàn.
Ba Đờn lên Sài Gòn lập nghiệp từ những năm 60 của thế kỷ trước. Khoảng 16 tuổi ông theo học làm đàn của một thầy người Bắc tên là Nguyễn Văn Ninh. Lúc đó, người học không phải trả học phí mà còn được tính tiền công khoảng 2 mùa (2 năm).
Đến 1975-1976 ông Ba Đờn ra làm riêng, lúc đầu mở cơ sở sản xuất nhỏ và từ từ mở rộng, sản phẩm chính của cơ sở lúc đó là chỉ sản xuất các loại đàn guitar và một số loại khác như: đàn tranh, đàn gáo, đàn kìm…
Năm 2000 ông bắt đầu nhận thợ và cho đến nay đã dạy hàng trăm “đệ tử”. Hiện nay cơ sở của ông có khoảng 20 thợ, với diện tích hơn 50 m2, mỗi thợ đảm nhiệm một công đoạn khác nhau và chỉ làm chuyên một công đoạn đó.
Theo ông Ba Đờn: Nghề làm đàn không có bí quyết gì, quá trình vừa học vừa làm vừa nghiên cứu thì tự đúc rút ra kinh nghiệm sao cho mau lẹ và cập nhật thị trường.
Ngày xưa chủ yếu là làm thủ công, nay đã có máy móc hỗ trợ như máy bào, máy khoan, máy chà, máy cưa cây… giúp năng suất cao hơn. Khi làm thủ công thì 1 người chỉ làm được khoảng 80 cây đàn/người/tháng nhưng nay nhờ máy móc làm được hơn 100 cây đàn/người/tháng. Bình quân 1 tháng cơ sở sản xuất được khoảng 2000 cây đàn.
Nguyên liệu để làm đàn gồm nhiều loại gỗ khác nhau và được nhập từ nước ngoài như: Trung Quốc. Keo nhập từ Nhật Bản, Thái Lan…
Các mặt hàng đàn guitar của cơ sở ông Ba Đờn được bán ở Thành Phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi trong cả nước hoặc xuất khẩu sang Mexico, Mỹ… Ông Ba Đờn cũng cho biết thêm: Nghề làm đàn tương lai sẽ rất phát triển vì nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng.
Sau đây là một số hình ảnh trong công đoạn làm đàn guitar: