Guitar điện là gì ?

Khi mới ra đời, mục đích của cây đàn guitar điện là nâng cấp âm lượng của những cây guitar thông thường lên một mức cao hơn. Nhưng giờ đây guitar điện đã trở thành một nhạc cụ quan trọng và có một vị trí riêng trong lịch sử âm nhạc.

Nguyên lý họat động của đàn Guitar điện

Bộ phận tryền âm chuyển hóa năng lượng từ dây đàn thành âm thanh như thế nào?

1. Sự tác động của người chơi sẽ khiến dây đàn kim loại rung lên

Bộ phận truyền âm với 6 miếng nam châm nằm dưới 6 dây đàn.

2. Rung động của dây đàn tác động tới từ trường của miếng nam châm

3. Sự nhiễu từ tạo ra dòng điện trong cuộn dây quanh nam châm

Bộ phận “cầu” đàn

4. Dòng điện đi qua bộ phận điều khiển âm thanh và âm lượng

5. Bộ phận điều khiển này cho phép người chơi có thể tùy biến dòng điện và thay đổi âm thanh và âm lượng cần thiết

6. Tín hiệu cuối cùng đi qua máy khuếch đại để đạt được mức độ cần thiết khi phát ra loa

Đàn guitar thường sử dụng 6 dây với độ mỏng của dây và độ căng khác nhau nhằm tạo ra các cung bậc khác nhau. Khi chơi cùng nhau, chúng tạo ra một tập hợp những nốt nhạc được gọi là hợp âm. Bản thân dây đàn không tự tạo ra âm lượng đủ lớn, vì thế âm thanh cần phải được khuếch đại. Với cây đàn guitar thùng, rung động của dây đàn sẽ khiến không khí trong thùng đàn rỗng rung động và tạo ra âm thanh lớn. Guitar điện khuyếch đại âm thanh theo cách khác.

Rung động của dây đàn được chuyển hóa thành tín hiệu điện qua một bộ phận gọi là truyền âm. Loa phóng thanh tiếp tục biến năng lượng điện thành sóng âm. Cây guitar điện đầu tiên (gọi là Vivi-tone) ra đời năm 1933 nhưng không được đón nhận. Đến thập niên 1950, khi âm nhạc phổ thông phát triển mạnh thì guitar điện mới được sử dụng rộng rãi.

Những cây guitar điện như Gibson Les Paul hay Fender Stratocaster bán chạy vì chúng tạo ra âm thanh được xem là hay nhất. Một số cây guitar điện hiện đại còn được dùng để điều chỉnh nhạc cụ điện tử (synthesizer) cho phép tạo ra màu sắc riêng độc đáo cho âm thanh.

Nốt trầm và sự rung động

Khi dây đàn được đánh lên, nó rung động rất nhanh. Tốc độ rung động này được gọi là tần số rung động của dây đàn. Tần số khác nhau tạo ra các nốt nhạc khác nhau, nó cũng phụ thuộc vào sự dày mỏng, độ dài và lực căng của dây đàn. Dây càng mỏng, rung động càng nhẹ và tạo ra nốt nhạc nhẹ.

Dây đàn guitar đang rung

Âm thanh của mọi cây đàn guitar đều phụ thuộc vào sự điều chỉnh độ rung của dây đàn. Công việc lên dây đàn chính là điều chỉnh độ căng của dây đàn. Những nốt nhạc khác nhau được tạo ra trên một dây đàn bằng cách bấm vào phím trên cần đàn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay